0936656929

Email Marketing là gì? Các bước xây dựng Email Marketing nhanh chóng

Email Marketing bao gồm các bản tin, chương trình khuyến mãi và các thông điệp được gửi tới khách hàng nhằm thu hút sự quan tâm và cung cấp thông tin giá trị. Vì người dùng tự nguyện đăng ký nhận email, tỷ lệ chuyển đổi qua kênh này thường cao hơn so với các kênh khác. Bài viết này của Skyads sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về Email Marketing là gì? và các bước xây dựng Email Marketing.

Thế nào là Email Marketing? 

Email Marketing là phương thức tiếp thị trực tiếp qua Email, giúp các doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại. Hình thức này có thể được sử dụng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, chia sẻ thông tin cập nhật hoặc khuyến khích khách hàng thực hiện hành động cụ thể.

Trong chiến lược Email Marketing, các doanh nghiệp sẽ soạn thảo và gửi email chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi, tin tức mới nhất hoặc các nội dung giá trị khác đến những người trong danh sách khách hàng hiện tại hoặc những người đăng ký nhận email. Mục tiêu chính là tạo sự kết nối chặt chẽ với khách hàng, nâng cao mối quan hệ, thúc đẩy doanh thu và gia tăng giá trị thương hiệu.

Các công cụ Email Marketing thường cung cấp tính năng tạo và quản lý danh sách người nhận, thiết kế các mẫu email, lên lịch gửi theo thời gian cụ thể, theo dõi hiệu quả chiến dịch và phân tích dữ liệu để đo lường thành công của chiến dịch.

Email Marketing là gì?

Các bước xây dựng xây dựng Email Marketing

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch Email Marketing

Mục tiêu của một chiến dịch Email Marketing có thể bao gồm những yếu tố sau:

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu

  • Tạo ra khách hàng tiềm năng

  • Thúc đẩy doanh thu

  • Giữ chân khách hàng hiện tại

  • Cung cấp thông tin hữu ích

  • Thu thập phản hồi từ khách hàng

Tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch, các doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược và xây dựng nội dung email sao cho phù hợp. Mục tiêu nên được thiết lập theo tiêu chuẩn SMART, tức là phải cụ thể, có thể đo lường, khả thi, thực tế và có thời gian thực hiện rõ ràng.

Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu (data) chất lượng

Để triển khai một chiến dịch Email Marketing hiệu quả, việc sở hữu một cơ sở dữ liệu (data) chất lượng là yếu tố then chốt. Điều này có nghĩa là bạn cần thu thập danh sách Email từ những người thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Có thể sử dụng các công cụ như biểu mẫu đăng ký, cửa sổ pop-up hoặc tiện ích đăng ký trên website để thu thập địa chỉ Email từ khách truy cập. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu phải đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo mật và quyền riêng tư, đồng thời tránh gửi thư spam để giữ gìn uy tín của doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng nội dung Email Marketing hướng tới khách hàng

Trong bước này, doanh nghiệp cần chú ý đến những yếu tố quan trọng sau:

  • Phân loại danh sách email: Hãy phân chia danh sách email thành các nhóm khác nhau dựa trên các yếu tố như ngành nghề, hành vi người dùng và thông tin nhân khẩu học của khách hàng. Điều này giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nội dung email để phù hợp với từng đối tượng nhận, tăng tính hiệu quả trong việc giao tiếp.

  • Sử dụng email tự động: Tận dụng các loại email tự động để gửi thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm. Chẳng hạn, bạn có thể tạo chuỗi email chào mừng để giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm với khách hàng mới, gửi email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ lại để thúc đẩy việc hoàn tất giao dịch, hoặc gửi email thông báo phản hồi để khuyến khích sự tương tác từ khách hàng.

  • Cá nhân hóa email: Việc thêm tên người nhận vào dòng chào hay tiêu đề email sẽ tạo ra sự cá nhân hóa, khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm đặc biệt. Điều này không chỉ tạo cảm giác gần gũi mà còn giúp nâng cao tỷ lệ mở và tương tác với email.

Bước 4: Lập chiến dịch cụ thể

Trong bước này, việc xác định đối tượng gửi email và xây dựng chiến lược rõ ràng là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần quyết định ai sẽ là người gửi Email Marketing – liệu là Giám đốc điều hành, quản lý bộ phận hay một nhân sự có khả năng tạo ảnh hưởng lớn hơn. 

Ngoài ra, cần xác định một chủ đề mạnh mẽ, dễ gây ấn tượng đối với người nhận. Thiết lập chế độ xem trước email (preview) để kích thích người nhận mở email và tương tác. Nội dung email cũng cần được thiết kế sao cho chuyên nghiệp, dễ nhìn và thu hút nhất, phù hợp với đối tượng mà bạn muốn tiếp cận.

Một số lưu ý khi xây dựng chiến dịch Email Marketing:

  • Tránh sử dụng hình ảnh có dung lượng hoặc kích thước lớn, điều này giúp email tải nhanh hơn và dễ dàng tương thích với các thiết bị khác nhau. Tỷ lệ lý tưởng là 60% văn bản và 40% hình ảnh để duy trì sự cân đối.

  • Nội dung email cần phải dễ đọc, mạch lạc và có lời kêu gọi hành động (CTA – Call to Action) rõ ràng, dễ dàng cho người nhận thực hiện.

  • Trước khi gửi, hãy kiểm tra email trên các thiết bị khác nhau để đảm bảo thông điệp hiển thị chính xác và đẹp mắt.

  • Trước khi gửi email tới danh sách khách hàng, hãy thử gửi vào hòm thư của doanh nghiệp để kiểm tra lại một lần nữa. Nếu sử dụng công cụ tùy chỉnh để gửi email dưới dạng tên cá nhân, hãy chắc chắn rằng mọi thứ hiển thị chính xác như dự định.

Bước 5: Theo dõi và đo lường hiệu suất

Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch, doanh nghiệp cần theo dõi và ghi nhận các chỉ số quan trọng như tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ spam, tỷ lệ bị chặn và những người hủy đăng ký. Việc thiết lập các tiêu chuẩn và theo dõi các kết quả này giúp phát hiện các vấn đề bất thường, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược kịp thời.

Khi đã có đủ dữ liệu, doanh nghiệp có thể so sánh hiệu suất của các chiến dịch khác nhau, từ đó tìm ra thời gian và tần suất gửi email hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu và hành vi của khách hàng.

Bước 6: Kiểm tra và làm sạch danh sách cơ sở dữ liệu

Cuối cùng, doanh nghiệp cần thực hiện việc kiểm tra và làm sạch danh sách email để loại bỏ các địa chỉ không tiềm năng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tối ưu chi phí cho các chiến dịch tiếp theo. Các bước làm sạch cơ sở dữ liệu cần thực hiện bao gồm:

  • Loại bỏ các khách hàng đã hủy đăng ký và các email bị đánh dấu là spam sau mỗi chiến dịch.

  • Thực hiện các chiến dịch email kích hoạt lại đối với các địa chỉ email không hoạt động trong khoảng 2-3 tháng.

  • Xóa bỏ các khách hàng không còn tương tác trong vòng 3-6 tháng để duy trì danh sách dữ liệu chất lượng và hiệu quả hơn.

Trong thời đại số hóa hiện nay, Email Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp. Việc gửi email trực tiếp đến khách hàng hiện tại và tiềm năng giúp doanh nghiệp không chỉ tiếp cận được một lượng lớn đối tượng mà còn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả. 

Nguồn: Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục