Trí tuệ nhân tạo AI là một trong những công nghệ quan trọng trong thời đại công nghệ số ngày nay. Từ các trợ lý ảo như Siri, Alexa cho đến xe tự lái, hệ thống chẩn đoán y khoa, Marketing,… AI không chỉ làm thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính tập trung vào việc tạo ra những hệ thống máy tính có khả năng thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ như con người. Nền tảng của AI là những thuật toán, mô hình machine learning, cho phép máy tính học hỏi từ dữ liệu và kinh nghiệm mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp từ con người. Vì vậy, chúng có khả năng tự động hóa, phân tích hay thậm chí là đưa ra quyết định dựa trên các thông tin có sẵn.
Các phần mềm trí tuệ nhân tạo đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, dễ dàng bắt gặp trong nhiều ứng dụng quen thuộc như trợ lý ảo, Amazon Echo và Google Home,… Những thiết bị này sử dụng AI để phân tích dữ liệu và phản hồi lệnh bằng giọng nói.
Chẳng hạn khi người dùng hỏi về thời tiết, AI không chỉ cung cấp câu trả lời đơn giản mà còn phân tích dữ liệu thời tiết thực tế để đưa ra những dự đoán chính xác hơn. Hay những trang thương mại điện tử như Amazon cũng sử dụng AI để phân tích hành vi mua sắm của các khách hàng, từ đó đề xuất những sản phẩm phù hợp,…
Những loại trí tuệ nhân tạo
– Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machines AI): Đây là công nghệ trí tuệ nhân tạo cơ bản nhất, chỉ có khả năng phản ứng với những tình huống được lập trình sẵn, chúng không có khả năng học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ hoặc hình thành những kí ức.
– Công nghệ AI bộ nhớ hạn chế (Limited Memory AI): Trí tuệ nhân tạo này có thể sử dụng một số thông tin từ quá khứ để đưa ra các quyết định, tuy nhiên khả năng lưu trữ cũng như sử dụng thông tin hay bị giới hạn.
– Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo (Theory of Mind AI): AI này tiên tiến hơn, có khả năng hiểu được các trạng thái tinh thần, cảm xúc cũng như ý định của người khác. Loại AI này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển nên chưa được ứng dụng rộng rãi.
– AI tự nhận thức (Self-aware AI): Đây là loại AI tân tiến nhất, có ý thức, khả năng tự suy nghĩ, lập luận cũng như đưa ra quyết định như một con người thực thụ.
Lợi ích cùng tác hại của trí tuệ nhân tạo AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong những lĩnh vực khác nhau, đồng thời cũng tiềm ẩn những thách thức cùng tác hại mà chúng ta cần phải hiểu rõ như sau:
Lợi ích của trí tuệ nhân tạo AI
AI giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả và năng suất công việc bởi chúng có khả năng hoạt động liên tục 24/7 mà không cần phải nghỉ ngơi. Nhờ đó có thể tăng cường năng suất và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Các robot AI trong nhà máy có thể thực hiện những tác vụ lặp đi lặp lại, giảm tải công việc cho nhân công và đảm bảo độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, AI còn có thể phân tích khối lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác và hỗ trợ đưa ra quyết định trong nhiều lĩnh vực như tài chính, y tế,…
Tác hại của trí tuệ nhân tạo AI
Bên cạnh những lợi ích trên, thì AI cũng chứa đựng nhiều thách thức và rủi ro. Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư cũng là một trong những mối quan ngại lớn khi AI có thể thu thập, phân tích dữ liệu cá nhân mà không có được sự đồng ý từ người dùng. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng dữ liệu, tấn công mạng buộc những nhà sản xuất phải có biện pháp bảo mật nghiêm ngặt hơn.
Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của AI có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở nhiều ngành nghề, đặc biệt là những công việc có tính chất quy trình. Nhờ có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo AI nên người lao động buộc phải nâng cao kỹ năng hoặc chuyển đổi sang một số lĩnh vực mới phù hợp hơn.
Những mô hình AI phổ biến hiện nay
Trí tuệ nhân tạo AI hoạt động dựa trên nhiều mô hình và kỹ thuật khác nhau, trong đó mỗi loại đều có vai trò riêng trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Dưới đây là những mô hình AI phổ biến hiện nay:
Machine Learning
Machine Learning là một nhánh của trí tuệ nhân tạo AI, trong đó máy móc được huấn luyện để học hỏi từ dữ liệu và giúp cải thiện hiệu suất theo thời gian mà không cần lập trình chi tiết cho từng tác vụ. Những hệ thống machine learning sử dụng đa dạng thuật toán để nhận diện mẫu trong dữ liệu cũng như đưa ra dự đoán hoặc quyết định dựa trên các mẫu này.
Deep Learning
Deep Learning là một phần mở rộng của mô hình machine learning, sử dụng những mạng nơ-ron nhân tạo với nhiều lớp (deep neural networks) nhằm phân tích, xử lý dữ liệu phức tạp, nhờ đó giúp cải thiện độ chính xác và khả năng dự đoán.
Deep Learning đã tạo ra những bước tiến lớn trong những lĩnh vực như nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên hay nhận dạng hình ảnh. Chẳng hạn như trong lĩnh vực y tế, công nghệ deep learning sẽ hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh y khoa như X-quang, MRI,… giúp bác sĩ phát hiện sớm những bệnh lý và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả.
Natural Language Processing
Natural Language Processing (NLP) cũng thuộc vào phạm trù trí tuệ nhân tạo AI, nó tập trung vào khả năng máy tính có thể hiểu, phân tích cũng như tạo ra ngôn ngữ tự nhiên của con người. NLP được ứng dụng trong nhiều công nghệ tiên tiến như dịch thuật, phân tích cảm xúc, trợ lý ảo,…
Những trợ lý ảo như Siri của Apple hay Alexa của Amazon sử dụng NLP để hiểu và phản hồi các câu hỏi của người dùng, giúp cải thiện sự tương tác giữa con người đối với máy tính. Trong kinh doanh, NLP giúp phân tích những đánh giá, phản hồi của khách hàng trên mạng xã hội, từ đó doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ.
Computer Vision
Mô hình Computer Vision tập trung vào khả năng máy tính có thể hiểu và diễn giải hình ảnh, video tự nhiên. Công nghệ thị giác máy tính được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như an ninh, y tế, tự động hóa. Trong an ninh, hệ thống nhận diện khuôn mặt giúp giám sát và bảo vệ những khu vực quan trọng. Computer Vision còn đóng góp quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp ô tô khi giúp xe nhận diện được đường đi, chướng ngại vật và những phương tiện khác, từ đó cải thiện an toàn giao thông.
Ứng dụng của AI trong Marketing ra sao?
Trí tuệ nhân tạo đang dần thay đổi cách thức marketing bằng việc tối ưu hiệu suất thu thập, phân tích dữ liệu, từ đó sáng tạo những chiến dịch cá nhân hóa, thúc đẩy marketing automation,… AI thu thập và phân tích các dữ liệu từ nhiều nguồn để hiểu rõ hơn về hành vi cũng như sở thích của khách hàng, từ đó tạo ra những chiến lược marketing hiệu quả.
AI còn giúp tự động hóa những quy trình marketing, giúp giảm bớt áp lực lên đội ngũ nhân sự. Ví dụ như sử dụng chatbot để tương tác với khách hàng 24/7. Ngoài ra, AI cũng giúp hỗ trợ tìm kiếm thông tin, sáng tạo nội dung nhanh chóng, chính xác và thiết kế hình ảnh cơ bản chỉ trong vài giây.