Digital Marketing được dự báo sẽ tiếp tục là kênh quan trọng để các thương hiệu và doanh nghiệp tiếp cận đến người tiêu dùng của mình trong năm 2025. Những hoạt động Digital Marketing cũng sẽ có nhiều thay đổi lớn khi các công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo) hay là các ứng dụng như ChatGPT tiếp tục có tác động mạnh đến ngành.
Việc nắm bắt sớm những xu hướng làm Digital Marketing có thể giúp cho thương hiệu tiếp cận và kết nối hiệu quả đến khách hàng của mình để từ đó dễ dàng đạt được những mục tiêu kinh doanh hơn. Hãy cùng Skyads tìm hiểu chi tiết về những xu hướng Digital Marketing nổi bật cần theo dõi trong năm 2025 thông qua bài viết này nhé.
Ứng dụng yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) vào Marketing là xu hướng Digital Marketing đầu tiên trong 2025.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong ngành marketing nói chung và digital marketing nói riêng. Theo dữ liệu dự báo, vai trò của các yếu tố công nghệ này sẽ ngày càng nổi bật hơn nữa giúp tối ưu hóa mọi thứ từ việc phân khúc khách hàng (Segmentation) cho đến sáng tạo nội dung.
Để có thể tận dụng được xu hướng digital marketing này trong năm 2025, những đội ngũ marketing nên phát triển những kỹ năng sử dụng công cụ tạo nội dung dựa trên AI như là Jasper và ChatGPT, nhất là trong việc phân khúc khách hàng và cá nhân hóa nội dung. Người làm marketing tự trang bị thêm những kiến thức cơ bản về các công cụ phân tích khách hàng dựa trên AI hoặc các công cụ có tính năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) cũng sẽ giúp ích rất nhiều vào sự thành công chung của chiến lược.
Nói chung, việc tận dụng những công cụ AI này sẽ cho phép các thương hiệu cung cấp những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa nhiều hơn và biến AI trở thành một tài sản thiết yếu trong mối quan hệ với khách hàng thay vì là một công cụ đơn lẻ.
Tìm kiếm thương mại thông qua giọng nói
Với sự phổ biến của những thiết bị loa thông minh như Amazon Alexa, Google Home và Apple Siri, việc tìm kiếm bằng giọng nói đã trở thành phương thức chính để thu thập thông tin và dữ liệu từ khách hàng. Một báo cáo gần đây của NPR và Edison Research cho thấy có ít nhất 35% hộ gia đình ở Mỹ hiện đang sở hữu một loa thông minh, điều này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch sang thương mại thông qua giọng nói.
Với tư cách là người làm Digital Marketing chuyên nghiệp, bạn cần phải phân biệt được cách tối ưu hóa việc tìm kiếm bằng giọng nói khác với việc tối ưu hóa SEO truyền thống. Thay vì gõ từ khóa là “quán cà phê tốt nhất ở Seattle” lên công cụ tìm kiếm,” thì tìm kiếm bằng giọng nói có thể là “Những quán cà phê tốt nhất gần tôi là gì?” Những thương hiệu nên tập trung vào nhóm từ khóa dài (long-tail keyword) và ngôn ngữ tự nhiên để có thể thu hút được đối tượng người dùng.
Ứng dụng mạnh mẽ những công nghệ như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) cũng là một trong những xu hướng Digital Marketing quan trọng mà marketer cần theo dõi trong 2025.
Trước đây, các công nghệ như AR và VR chủ yếu liên quan đến ngành game, nhưng trong những năm gần đây, các công nghệ này đã lan rộng sang những ngành công nghiệp như bán lẻ, nhằm mang lại những trải nghiệm mua sắm chân thực và liền mạnh hơn bao giờ hết.
Các thương hiệu lớn như IKEA và Sephora cũng đã áp dụng AR. Ứng dụng AR của IKEA cho phép người dùng có thể xem đồ nội thất trong không gian của mình, trong khi đó công nghệ AR của Sephora cho phép người dùng thử trang điểm trên môi trường ảo (Virtual). Các ứng dụng này đang thay đổi kỳ vọng của khách hàng và chứng minh tính hữu ích của AR trong các ngành bán lẻ.
Đối với những thương hiệu muốn áp dụng AR và VR, nên cân nhắc đầu tư vào nền tảng trải nghiệm AR phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Ví dụ, những thương hiệu thời trang và mỹ phẩm có thể khám phá thử đồ ảo, trong khi những công ty bất động sản có thể hưởng lợi từ các chuyến tham quan bất động sản ảo. Việc chấp nhận sớm công nghệ này có thể nâng cao được khả năng tương tác với khách hàng và giúp thương hiệu nổi bật trong thị trường đầy cạnh tranh.
Sự thống trị liên tục của nội dung video
Không chỉ trong năm 2025 mà còn xa hơn thế nữa, nội dung video vẫn tiếp tục là một định dạng nội dung có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người tiêu dùng. Với những nền tảng như Shorts của YouTube, TikTok hay Reels của Facebook, nhiều thương hiệu đang tập trung vào những định dạng video ngắn để thúc đẩy tương tác, kết nối, hoặc thậm chí là bán hàng.
Khi sở thích của người dùng chuyển sang những nội dung hấp dẫn và dễ tiêu thụ, những thương hiệu có thể sử dụng video để cung cấp thông tin nhanh chóng và sáng tạo. Dưới đây là một số mẹo mà thương hiệu có thể tận dụng để có thể tạo ra nội dung video hấp dẫn và phù hợp với các xu hướng mới nổi:
- Video ngắn và livestream: Sử dụng livestream để tương tác theo thời gian thực, điều này là khá lý tưởng cho những sự kiện ra mắt sản phẩm hoặc hỏi đáp để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các nền tảng video ngắn như là TikTok và YouTube Shorts có thể giúp tăng cường phạm vi tiếp cận theo cách tiết kiệm thời gian nhất.
- Thích nghi với những tính năng mới trên các nền tảng để khuyến khích sự tương tác: Với những tính năng mới trên YouTube Shorts, Instagram Reels và TikTok, các thương hiệu có thể tận dụng những công cụ tương tác (ví dụ: thăm dò ý kiến, hỏi đáp trực tiếp) để thu hút được người xem. Hãy phân tích số liệu thường xuyên để tùy chỉnh chiến lược nội dung của mình dựa theo những gì thực sự có thể thu hút sự quan tâm của người dùng.
Cá nhân hóa trên quy mô lớn tiếp tục là xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025.
Trong năm 2025, hoạt động cá nhân hóa vẫn tiến xa hơn chứ không chỉ dừng lại ở những mức độ tùy chỉnh cơ bản, điều này cho phép thương hiệu có thể cung cấp những nội dung và gợi ý siêu cá nhân hóa trên quy mô lớn thay vì chỉ là trên những chiến dịch nhỏ lẻ như trước đây.
Các nền tảng như HubSpot hay Marketo có thể cung cấp những tính năng cá nhân hóa nâng cao, nhiệm vụ của những người làm marketing là hãy thử nghiệm và tìm cách tạo ra những điều chỉnh nội dung tự động dựa trên dữ liệu thu thập được của người dùng.
Cá nhân hóa dựa trên AI cũng giúp thương hiệu thiết kế hành trình người dùng (Customer Journey) đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách chủ động hơn. Hãy xây dựng các chiến dịch xem xét những giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng, từ giai đoạn quan tâm cho đến việc đưa ra quyết định.
Thương mại xã hội và nội dung có thể mua được
Hiện, ranh giới giữa mạng xã hội và thương mại điện tử đang ngày càng mờ nhạt, với các nền tảng như Instagram, Facebook, TikTok và Pinterest tích hợp những tính năng mua sắm trong ứng dụng. Sự phát triển này cho phép người dùng có thể mua sản phẩm trực tiếp từ các nguồn cấp dữ liệu thay vì bị gián đoạn trên những nền tảng trung gian khác, giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch và tiết kiệm thời gian hơn bao giờ hết.
Để tối ưu hóa những hoạt động thương mại xã hội (Social Commerce), doanh nghiệp có thể tham khảo những chiến lược sau đây:
- Tạo nội dung hấp dẫn và có thể mua được: Tập trung vào các nội dung trực quan hấp dẫn, tương tác và khuyến khích chia sẻ. Sử dụng những bài đăng có thể mua được trên Instagram và Facebook để đơn giản hóa quy trình mua sắm và cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi.
- Hợp tác với người có sức ảnh hưởng: Kết hợp với người có ảnh hưởng (Influencer) hoặc sử dụng nội dung do người dùng tạo ra để có thể mở rộng phạm vi tiếp cận. Chiến lược này giúp xây dựng uy tín và kết nối thương hiệu theo cách hiệu quả nhất.
Digital Storytelling cũng là một xu hướng Digital Marketing được dự báo sẽ bùng nổ trong năm 2025
Digital Storytelling hay nghệ thuật kể chuyện trên môi trường số từ lâu đã không còn là thuật ngữ mới trong marketing.
Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling hoặc Digital Storytelling là khái niệm đề cập đến một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng những câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba.
Trên đây là những xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025 mà bất cứ ai làm kinh doanh hay là marketing đều nên biết. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho chiếc lược kinh doanh của bạn và thu được nhiều lợi nhuận cao.